Một số quy định về an toàn cho người đối với công trình

 

    Để đảm bảo an toàn cho con người khi có sự cố cháy nổ xảy ra, các công trình cần đảm bảo một số các yêu cầu sau:

    – Thoát nạn cho người kịp thời và không bị cản trở

    – Cứu người bị tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy

    – Bảo vệ người trên đường thoát nạn, tránh khỏi những tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy

    – Từ các yêu cầu trên về đảm bảo an toàn cho người khi có cháy. Công trình cần đảm bảo các yêu cầu thiết kế sau:

    – Đảm bảo có lối ra ngoài(lối thoát nạn) theo đúng tiêu chuẩn ghi tại điều 3.2 QCVN06-2010/BXD, có thể tóm tắt một số điểm chính như sau:
    – Phải có cửa thoát nạn dành cho các công trình, cửa thoát nạn phải đảm bảo kích thước về chiều rộng và chiều cao thấp nhất là 0.8×1.9m(kích thước này tùy thuộc vào từng công trình khác nhau).
    – Cửa thoát nạn phải đảm bảo về số lượng và khoảng cách theo tiêu chuẩn cũng được ghi tại điều 3.2.
    – Ngoài số lượng, kích thước, cửa thoát nạn còn có một số yêu cầu khác như hướng mở cửa phải mở ra theo hướng thoát nạn, cửa bản lề mở, không được là cửa cuốn/kéo.
    – Cầu thang thoát nạn phải đảm bảo về số lượng và kích thước theo tiêu chuẩn ghi tại điều 3.4 tại QC này, một số điểm chính như sau:
    – Cầu thang thoát nạn phải đảm bảo chiều rộng bản thang tối thiểu từ 0.7m đến 1.35m tùy vào các công trình cụ thể đã được ghi tại điều 3.4 QCVN 06.
    – Độ dốc thang không lớn hơn 45 độ.
    – Chiều rộng chiếu nghỉ của thang không nhỏ hơn chiều rộng bản thang.
    – Cầu thang từ tầm hầm cần được đóng kín buồng thang. Các nhóm nhà khác nhau có các loại cầu thang khác nhau như cầu thang có buồng thang thuộc loại L1, L2, N1, N2, N3
    a) Các loại buồng thang bộ thông thường:
    + L1 – có các lỗ cửa ở tường ngoài trên mỗi tầng (để hở hoặc lắp kính);
    + L2 – được chiếu sáng tự nhiên qua các lỗ ở trên mái (để hở hoặc lắp kính);
    b) Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói:
    + N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoảng thông thoáng bên ngoài nhà theo một lối đi hở (khoảng thông thoáng này thường ở dạng logia hoặc ban công). Lối đi qua khoảng thông thoáng này không được nhiễm khói;
    + N2 – có áp suất không khí dương (áp suất không khí trong buồng thang cao hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy;
    + N3 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy)

    Trên đây là một số yêu cầu về an toàn cho người khi có sự cố cháy.

    Trích Quy chuẩn Việt Nam 06/2010/BXD

    Xem thêm: Tư vấn thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:

    Công ty cổ phần đầu tư và thương mại PCCC Hải Phát

    Trụ sở chính: Số 12/68 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội

    Chi nhánh: Số 4B1 Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội – Việt Nam

    Hỗ trợ: 0466 565 114 – 0904006868 – 0932319869

     

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cấu tạo thiết kế của quần áo bảo hộ pccc