Thuyết minh kỹ thuật hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Tổng quan hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình
– Công trình hệ thống PCCC được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam và tham khảo các tiêu chuẩn PCCC của các quốc gia trên thế giới. Đơn vị thiết kế PCCC Hải Phát sẽ thông qua chủ đầu tư về nhu cầu sử dụng về các thiết bị phòng cháy chữa cháy và vật tư của các hãng tiên tiến từ các quốc gia và tài liệu kỹ thuật. Qua các cơ sở đó, công trình phòng cháy chữa cháy sẽ được đầu tư cũng như hoàn thiện nhanh chóng đạt các tiêu chuẩn PCCC đảm bảo tính chất hiện đại, quy mô của công trình.
– Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những thành phần cơ bản sau đây:
+ Hệ thống báo cháy tự động địa chỉ
+ Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước(sprinkler)
+ Hệ thống chữa cháy vách tường tích hợp chung với hệ thống chữa cháy sprinkler.
+ Hệ thống tường nước ngăn cháy
+ Các bình chữa cháy xách tay và di động cho công trình
+ Các bộ nội quy tiêu lệnh
Căn cứ vào tư vấn, thiết kế hệ thống PCCC
Hồ sơ thiết kế kiến trúc của công trình
– QCVN 06: 2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
– QCVN 08:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình ngầm đô thị-
phần 2. Gara ôtô.
– TCXD 216:1998: Phòng cháy chữa cháy – từ vựng – thiết bị chữa cháy;
– TCXD 217:1998: Phòng cháy chữa cháy – từ vựng – thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm;
– TCXD 217:1998: Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy – Quy định chung;
– TCVN 3991:1985: Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng – thuật ngữ và định nghĩa.
– TCVN 6379 – 1998: (Thiết bị chữa cháy- Trụ nước chữa cháy- yêu cầu kỹ thuật).
– TCVN 6102 – 1996 ISO 7202:1987 Phòng cháy, chữa cháy-chất chữa cháy- bột).
– TCVN 5303:1990: An toàn cháy – thuật ngữ và định nghĩa
– TCVN 3254:1989: An toàn cháy – Yêu cầu chung.
– TCVN 4778:1989: Phân loại cháy.
– TCVN 4879:1989: Phòng cháy – dấu hiệu an toàn.
– TCVN 2622:1995: Phòng chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
– TCVN 6160:1996: Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
– TCVN 5040:1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy – yêu cầu kỹ thuật.
– TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
– TCVN 5738: 2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
2. TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHÁY NỔ CỦA CÔNG TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
2.1 Tính chất nguy hiểm cháy nổ của công trình.
– Công trình “Tổ hợp Văn phòng, Thương mại và Chung cư cao cấp Golden Palace” là một công trình cao tầng, do đó trong toà nhà tiềm ẩn những nguy cơ cháy rất cao.
– Công trình được xây dựng trên diện tích rộng, đường giao thông nội bộ thông thoáng thuận lợi cho việc di chuyển đi lại và xử lý các sự cố đặc biệt là sự cố cháy nổ. Công trình được xây dựng với mục đích xây toà nhà hỗn hợp có đầy đủ các dịch vụ tốt nhất. Với tính chất và công năng khác nhau của công trình cho nên chất cháy khối lượng chất cháy là tương đối lớn, có thể kể đến ở đây các loại chất cháy chủ yếu như sau:
– Các loại chất cháy rắn: Các hệ thống đường cáp, hệ thống phụ trợ dùng trong sinh hoạt của các căn hộ như gỗ, rèm cửa, ga đệm, giấy tờ, sách, vải vóc quần áo và các kho chứa đồ…
– Các loại chất cháy lỏng: Xăng dầu ở khu vực Gara tại tầng hầm.
– Các loại chất cháy khí: Như các khí Gas …
– Chúng ta đã biết cháy xảy xa không kể thời gian, không gian địa điểm. Do đó trong công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy là hết sức cần thiết và có hiệu quả thiết thực. Nhất là đối với công trình, là nơi tập trung đông người với sự đa dạng về lứa tuổi, trình độ nhận thức, do đó công tác an toàn Phòng cháy chữa cháy phải được quan tâm đúng mức vì thiệt hại do cháy xảy ra tại đây là rất lớn kể cả về người và tài sản do cháy gây ra. Việc thiết kế hệ thống Phòng cháy chữa cháy tại công trình là rất cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực nhất.
– Từ những đánh giá trên khi thiết kế Phòng cháy chữa cháy lưu ý tới các vấn đề trên để có thể đưa ra phương án tối ưu nhất đảm bảo an toàn cho công trình và có hiệu quả kinh tế đem lại cao nhất.
2.2 Giải pháp PCCC cho công trình:
-Hệ thống PCCC phải phát hiện nhanh đám cháy khi nó mới xuất hiện và chưa phát triển thành đám cháy lớn.
-Hệ thống PCCC phải có khả năng chữa cháy cho tất cả các vị trí trong công trình, có khả năng hoạt động hiệu quả ngay cả khi đám cháy đã phát triển thành đám cháy lớn.
-Thời gian chữa cháy phải đủ lớn, ít nhất là bằng thời gian quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
-Hệ thống phải có tính chất tự động hoặc bán tự động, sử dụng phải đơn giản, dễ bảo quản, bảo dưỡng.
2.2.1 Hệ thống báo cháy tự động.
-Hệ thống báo cháy tự động được thiết kế cho công trình bao gồm trung tâm báo cháy tự động loại địa chỉ, tủ trung tâm báo cháy tự động được đặt ở phòng phòng an ninh của công trình (tầng 1 tòa tháp A).
Các đầu báo cháy được trang bị ở tầng hầm, tầng dịch vụ, tầng TTTM, khu vực công cộng, văn phòng và trong các căn hộ, khu vực sảnh, hành lang của căn hộ. Các chuông báo cháy, đèn báo cháy và nút ấn báo cháy được trang bị ở khu vực sảnh thang gần với cầu thang bộ, ở toàn bộ các tầng .
-Hệ thống báo cháy được trang bị các module để giám sát và điều khiển các thành phần, hệ thống khác trong tòa nhà như: hệ thống bơm chữa cháy, hệ thống chữa cháy ở một số tầng, hệ thống thông gió tầng hầm, hệ thống hút khói. Hệ thống thang máy, hệ thống quạt tăng áp buồng thang ,
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét